Ngành Hán Nôm

Chủ đề NGÀNH HÁN NÔM chào mừng người học, giảng viên và nhà nghiên cứu !

Tại đây giới thiệu tài nguyên thông tin phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ đề mà Thư viện đang có hoặc được chúng tôi sưu tầm từ website thư viện các trường đại học nghiên cứu nhóm đầu thế giới hoặc các nguồn truy cập mở trên Internet. Các mục chính gồm:

+ Sách và Giáo trình;
+ Luận án / Luận văn;
+ Tạp chí;
+ Cơ sở dữ liệu điện tử;
+ Bách khoa thư, Sổ tay, Từ điển;
+ Tổ chức và hiệp hội;
+ Công cụ nghiên cứu và hướng dẫn.

Thông tin ở đây không thể đầy đủ, toàn diện, cập nhật và đáp ứng yêu cầu của tất cả các đối tượng mà là những thông tin chọn lọc cần thiết nhất phục vụ cho học tập, nghiên cứu của chủ đề này, giúp người học, nhà nghiên cứu định vị thông tin.

Để nội dung ngày càng hoàn thiện, mong nhận được ý kiến đóng góp từ người học, giảng viên.

Xin gửi thông tin phản hồi về: Ths. Lê Bá Lâm - email: lamlb@vnu.edu.vn

  • Chia sẻ:

Truy cập tài liệu theo phân loại khoa học

Phân loại DDC Chủ đề tiếng Việt Chủ đề tiếng Anh
495.1 Chữ Hán  
495.922 Chữ Nôm  
895.92211 Thơ chữ Hán Nôm  
495.17 Văn khắc chữ Hán Nôm  
398.209 597 Câu đối  
895.1 Văn bia  
808 Văn bản học Hán Nôm  

Từ khóa tìm kiếm đề xuất

Giáo trình Hán Nôm
Giáo trình chữ Hán
Giáo trình chữ Nôm
Hán văn
Hán tự
Chữ Hán
Chữ Nôm
Tiếng Trung

  • Chia sẻ:

Dân tục
Địa lý
Giáo dục khoa cử
Tuyện Kiều
Luật pháp
Lịch sử
Nho học
Tôn giáo, tín ngưỡng
Văn học
Y học
 

  • Chia sẻ:

Cơ sở dữ liệu là gì? Tại sao lại cần CSDL trong học tập và nghiên cứu?

Cơ sở dữ liệu có tại thư viện
Digital Library Repository - VNU (Tài liệu toàn văn nội sinh: Sách, giáo trình, luận án / luận văn,...)

Cơ sở dữ liệu và tạp chí điện tử đề xuất

Tạp chí Hán Nôm
Kho tàng Thư tịch Hán Nôm
Thư tịch Hán Nôm và Thư tịch cổ Trung Quốc

中国知网 CSDL tích hợp tài nguyên tri thức Trung Quốc (CNKI)

此数据库是一个大型动态知识总库,目前拥有中国大陆8200多种期刊、700多种报纸、600多家博士培养单位优秀博硕士学位论文等等各类知识资源。本馆现订阅了总库中的十一种数据库,主要有中国期刊全文数据库(1994-)、中国期刊全文数据库(世纪期刊)(1915-1993)、中国博士学位论文全文数据库(1984-)、中国优秀硕士学位论文全文数据库(1984-)、中国重要会议论文全文数据库(1953-)、中国重要报纸全文数据库(2000-)、中国学术辑刊全文数据库(1979-)等等。

中国期刊全文数据库 CSDL tạp chí hàn lâm toàn văn Trung Quốc từ năm 1994-nay

此数据库收录中国大陆1994年至今的8200多种重要期刊,以学术、技术、政策指导、高等科普及教育类为主,同时收录部分基础教育、大众科普、大众文化和文艺作品类刊物,内容覆盖自然科学、工程技术、农业、哲学、医学、人文社会科学等各个领域,全文文献总量2200多万篇。别称:中国期刊网 = China Journal Net

中国期刊全文数据库(世纪期刊) Century Journals Project (1915-1993)

此数据库包含中国大陆所出版的各种期刊全文文献。收录年限从1915年至1993年(刊物最早回溯时间到1887年)。 

中国学术辑刊全文数据库 China Monographic Series Full-text Database (1979-)

此数据库是目前中国唯一的学术辑刊全文数据库,收录由学术机构定期或不定期出版的成套论文集。收录年限从1979年至今。本馆订购的是哲学与人文科学专辑。

中国重要会议论文全文数据库 China Proceedings of Conference Full-text Database (1953-)

此数据库包含中国大陆所出版的各种重要会议论文全文文献,收录了中国科协及国家二级以上学会、协会、研究会、科研院所、政府举办的重要学术会议、高校重要学术会议、在中国国内召开的国际会议上发表的文献。收录年限从1953年至今。

中国重要报纸全文数据库 China Core Newspapers Full-text Database (2000-)

此数据库包含中国大陆所出版的各种重要报纸全文文献,收录了中国公开发行的700多种重要报纸。收录年限从2000年至今。 

中国年鉴网络全文数据库 China Yearbooks Full-text Database (1912-)

此数据库是目前中国最大的连续更新的动态年鉴资源全文数据库。内容覆盖基本国情、地理历史、政治军事外交、法律、经济、科学技术、教育、文化体育事业、医疗卫生、社会生活、人物、统计资料、文件标准与法律法规等各个领域。收录年限从1912年至今。

中国统计年鉴数据库 China Statistical Yearbooks Full-text Database (1949-)

此数据库是目前中国最大的以统计年鉴为主体的统计资料数据库,包括了国民经济核算、固定资产投资、人口与人力资源、人民生活与物价、各类企事业单位、财政金融、自然资源、能源与环境、政法与公共管理、农民农业和农村、工业、建筑房产、交通邮电信息产业、国内贸易与对外经济、旅游餐饮、教育科技、文化体育、医药卫生等各个领域和行业的各类统计年鉴和统计资料。各类统计图表均提供Excel格式,提供基于30余万统计指标的数据挖掘分析平台。收录年限从1949年至今。
又称:中国经济社会发展统计数据库-统计年鉴导航。

中国法律知识资源总库 China Legal Knowledge Integrated Database (1949-)

收录年限从1949年至今。 

中华数字书苑 China Digital Library [Apabi]

此电子书库由北京方正阿帕比出版。本馆订阅的电子图书以文史哲为主。
旧平台名称:阿帕比数字资源平台 = Apabi 数字资源平台

人民日报. 国内版 People's Daily(1946-Present)

《人民日报》是中国共产党中央委员的机关报,是中国发行量最大的综合性报纸 。它反映新中国成立后的各个历史时期的风貌,是了解中国共产党和中国政府的 方针、政策、以及中国当代经济、军事、社会、文化等各领域信息的一个重要窗口。
此资料库提供全文检索功能。

中国数据在线 China data online

China Data Online中国数据在线数据库由美国密西根大学中国信息中心(China Data Center, University of Michigan)制作,提供中国经济研究数据,包括月/年度宏观经济报告,国家、省、市、县级月/年度统计数据,568个产业财政指针,同时还收录统计年鉴、人口普查数据、行业普查和中国地图集等内容。

CSDL Đài Loan

华艺线上图书馆 = Airiti Library

此数据库新平台包含CEPS中文电子期刊资料库暨平台服务+CETD中文硕博士论文资料库暨平台服务,并提供引用文献连结(Citation Linking)。AiritiLibrary 华艺在线图书馆是唯一整合台湾、大陆两岸学术资源之检索平台,收录内容涵盖期刊论文、学位论文、会议论文集等重要全文内容。 

国立台湾大学出版中心电子书资料库 = National Taiwan University Press e-Book Collection (NTUP ebooks)

此数据库于2010年正式推出,目前已上线出版品达130种。内容包括研究台湾史的工具书《台湾史档案·文书目录》、台湾研究之重要西方资料The English Factory in Taiwan 1670-1685;台湾中部平埔族社会经济的全球孤本一手资料《国立台湾大学藏岸里大社文书》;各学术领域大师级人物如台静农、许倬云、叶维廉、高友工等人的经典作品。未来亦增加有关人文、教育、戏剧等出版品。

Tài nguyên trực tuyến - Film

优酷YOUKU (films from China)

中文电影资料库 (Chinese Movie Database)

香港電影資料庫 ( Hong Kong Movie Database)

Shakespeare Performance in Asia (SPIA)

Tài nguyên trực tuyến - Ảnh

1930 Shanghai and More

Airiti (华艺世界美术资料库)

Gallery of Chinese Propaganda Posters (1925-2006)

Historical Photographs of China

Hong Kong Art Archive

Images from the Cultural Revolution 文化大革命图片库档

Trans Asia Photography Review

Vintage Decorative Arts 1930 Shanghai Advertising Posters Online Catelog

East Asia Image Collections by Lafayette College Libraries

Taiwan Memory

Visualizing China

  • Chia sẻ:

NGHỆ THUẬT CÂU ĐỐI HÁN NÔM

Tạ Đức Tú
Câu đối, tiếng Hán gọi là Đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng), Doanh liên 楹聯 (một cặp câu dán cột nhà). Người ta có khi còn gọi là Doanh thiếp 楹帖. Các bậc thức giả ngày xưa rất chuộng câu đối, các dịp lễ tết, hôn sự, chúc thọ, tang ma… đều có câu đối. Câu đối có thể xin, tặng, bán, mua hoặc một người ra, một người khác đối lại. Câu đối thân thiết tới mức nam nữ tỏ tình với nhau cũng dùng hình ảnh câu đối để ví von:

                            Người như cây gỗ xoan đào

                       Em như câu đối dán vào được chăng ? (Ca dao)

Trong các nơi thờ phụng trang nghiêm như đình, đền, chùa, miếu, từ đường, lăng tẩm… câu đối càng được quý trọng. Nhìn chung có thể thấy câu đối là một loại hình văn hoá nghệ thuật rất phổ thông ở nước ta. Nghĩa là sinh hoạt câu đối đã vượt khỏi các phạm vi đời thường: Thành thị chuộng câu đối thì nông thôn cũng chuộng câu đối, nơi tôn nghiêm khắc câu đối thì nơi thôn quê dân dã cũng ngân nga câu đối, vua quý câu đối thì quan lại càng quý câu đối, trí thức làm câu đối thì bình dân cũng làm câu đối, người già thích câu đối thì trẻ nhỏ cũng thích câu đối, nam mê câu đối thì nữ cũng mê câu đối… Câu đối thực tế chủ yếu do tầng lớp trí thức Hán học sáng tạo nhưng công lưu giữ và truyền tụng phải kể đến tầng lớp bình dân. Tóm lại, câu đối Hán Nôm là sự kết hợp sâu sắc và hài hoà giữa văn chương bác học và văn học bình dân.

Phép làm câu đối có 2 yêu cầu:

- Đối thanh: chữ của vế trên bằng thì chữ của vế dưới phải trắc, và ngược lại.

- Đối loại: nếu vế trên sử dụng danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, điển cố… tại vị trí nào thì vế dưới nó, ở tại vị trí đó cũng phải sử dụng đúng từ loại như vậy.

Câu đối đúng quy cách thì vế trên (bên phải nếu dán cột) có vần trắc, vế dưới (bên trái nếu dán cột) có vần bằng.

Câu đối nhìn chung có 3  loại:

- Tiểu đối 小對: Mỗi vế từ 4 chữ trở xuống:

Trời cao / Đất dày

Trống đánh xuôi / kèn thổi ngược

                        貧賤難移 / 威武不屈

Bần tiện nan di / Uy vũ bất khuất.

               (Nghèo hèn khó đổi / oai lực không phục)

鴛鴦比翼 / 夫婦同心

Uyên ương tỷ dực / Phu phụ đồng tâm

              (Uyên ương liền cánh / chồng vợ đồng lòng)

- Thi đối 詩對 (đối thơ): mỗi vế đối 5 chữ hoặc 7 chữ theo luật Đường thi:

四季花長好 / 百年月永圓

Tứ quý hoa trường hảo / Bách niên nguyệt vĩnh viên.

                (Bốn mùa hoa vẫn nở / trăm năm trăng vẫn tròn)

千秋歲月千秋美 / 萬里江山萬里春

Thiên thu tuế nguyệt thiên thu mỹ;

Vạn lý giang sơn vạn lý xuân.

        (Nghìn thu năm tháng nghìn thu đẹp; muôn dăm non sông muôn dặm xuân)

- Phú đối 賦對 (đối phú): đặt câu theo thể Đường phú, có 3 dạng:

+ Song quan 雙關 (2 cửa): Mỗi vế có từ 5 chữ đến 9 chữ đặt liền nhau:

倒海移山豪情永在 / 改天換地樂趣無窮

Đảo hải di sơn hào tình vĩnh tại;

Cải thiên hoán địa lạc thú vô cùng.

        (Lấp biển dời non tinh thần còn mãi; đổi trời thay đất hứng thú không cùng)

+ Cách cú 隔句 (cách câu): mỗi vế có một câu dài, một câu ngắn cách nhau:

   Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới (Quan huyện ra)

   Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên (Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành đối) 

+ Tất hạc 膝鶴 (gối hạc): Mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên, có ít nhất một đoạn ngắn xen giữa:

Cửa trai thiền nương chửa bao lâu, dịp dàng sư dạy, kinh kệ sư rèn, hương thấp đèn khiêu, khấn nguyện những mong sư mạnh khoẻ;

Đường tịnh độ rời xa phút chốc, chuông trống vãi khua, chùa chiền vãi quét, dâng hoa cúng quả, sớm khuya nở để vãi chơ vơ.

♫  Nghệ thuật câu đối Hán Nôm:

* Sử dụng điển cố một cách tinh vi:

小白伯齊生管仲 / 大元夷宋死天長

Tiểu Bạch bá Tề, sinh Quản Trọng,

Đại Nguyên di Tống, tử Thiên Trường.

(Tiểu Bạch làm vua cho Quản Trọng sống; Đại Nguyên diệt Tống đem Văn Thiên Trường giết)

* Sử dụng thành ngữ, cách ngôn rất tuyệt vời:

Lão cũng đã mừng thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai còng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trong mọi việc;

Bà đi đâu vội bấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc cũ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lễ chuyện trăm năm. (Nguyễn Khuyến)

Chữ Đại (大) là cả, bỏ một nét ngang (一), chữ Nhân (人)là người, chớ thấy người sang bắt quàng làm họ;

Chữ Bì (皮) là da, thêm ba chấm thuỷ (氵), Chữ Ba (波) là sóng, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

* Chơi chữ tài hoa điêu luyện:

+ Chơi chữ kiểu dùng nhiều từ chỉ một nghề:

Nếp giầu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm;

Việc nước ra tay chuyển bát, bắc nam đâu đấy lại hàng.     (Lê Thánh tông vịnh bà hàng nước)

+ Chơi chữ kiểu âm Hán, nghĩa Nôm:

Da trắng vỗ bì bạch;     (Đoàn Thị Điểm ra)

Rừng sâu mưa lâm thâm.   (Hậu nhân đối)

(Bì bạch 皮白 : da trắng; Lâm thâm 林深 : rừng sâu – ngoài ra, bì bạch và lâm thâm còn là từ tượng thanh)

Cái (蓋) là tượng , Tượng (象) là voi, voi chầu cửa cái;  (Sư ra)

Tu (羞) là hổ, Hổ (虎) là cọp, cọp bắt thầy tu.  (Hoàng Phan Thái)

+ Chơi chữ kiểu nửa vế Hán, nửa vế Nôm:

Phú quý đa thê đa đa đẩu;

Gian nan thê tử nhẹm nhẹm thìn.

(Nhà giàu nhiều vợ, đâu đâu đã / nghèo nàn vợ chết, nhịn nhịn thèm)

+ Chơi chữ kiểu lập từ độc đáo:

Mồng một tết, mồng hai tết, mồng ba tết, ừ tết;

Sáng đã say, trưa lại say, tối cũng say, cho say.

善報惡報遲報速報終須有報 / 天知地知爾知我知何謂無知

Thiện báo, ác báo, trì báo, tốc báo, chung tu hữu báo. (Thiện báo, ác báo, chậm báo, nhanh báo, đến cùng có báo)

Thiên tri, địa tri, nhĩ tri, ngã tri, hà vị vô tri. (Trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết, sao không ai biết)

*Đọc theo Hán hay Nôm đều có nghĩa hợp lý:

鶯啼鳳語迎花帳 / 雁舞鸞飛拂錦屏

Oanh đề phượng ngữ nghênh hoa trướng;

Nhạn vũ loan phi phất cẩm bình.    (Tam Nguyên Yên Đỗ)

(Oanh kêu, phượng hót chào trướng hoa; nhạn múa, loan bay lay bình gấm)

Đây là câu đối mừng đám cưới với hình ảnh oanh kêu, phượng hót, nhạn múa, loan bay. Nhưng nếu đọc theo âm Nôm (đọc từ dưới lên, từ phải qua trái) thì cũng có nghĩa mừng đám cưới, nhưng hình ảnh tao nhã và cổ điển trên bị “tiếu lâm hoá”:

屏錦拂飛鸞舞雁 / 帳花迎語鳳啼鶯

Bình gấm phất phơ loan mó nhạn;

Trướng hoa nghiêng ngửa phượng đè oanh.

Nghệ thuật sáng tác câu đối Hán Nôm thật muôn hình vạn trạng. Cái hay, cái tài, cái tình, cái ý của các cụ nho học ngày xưa khó mà tả cho hết được. Ở đây chúng tôi chỉ dám gọi là lượm lặt cái tinh vi trong kho tàng câu đối Hán Nôm. Nói thế còn e có tội với các cụ vì đã vô tình xé nát cái hồn thiêng trong nó. Ở bài viết này chúng tôi chỉ mong mõi một điều rằng, chúng ta, những người đang thừa hưởng một kho tàng di sản Hán Nôm đồ sộ và phong phú, hãy trân trọng giữ gìn và phát huy giá trị của nó, để đừng then mặt với cha ông.

  • Chia sẻ:

Sưu tầm từ Internet

I. Thư pháp là gì?

Thư pháp là cách thức thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người viết thông con chữ, không chỉ đơn thuần chữ đẹp, được viết bằng cọ gọi là thư pháp. Muốn có một tác phẩm thư pháp đẹp, có chiều sâu, tác phẩm phải chứa đựng thông điệp của người viết và bảo tính mỹ thuật của chữ viết qua: nét chữ , cách thức trình bày , hình dáng câu chữ , màu sắc ….
Vì vậy ta có thể gọi thư pháp là cách biểu lộ tâm ý của người viết thông qua ngôn ngữ viết hay có thể gọi là môn nghệ thuật biểu lộ tâm – ý của con người thông qua ngôn ngữ viết.
Có thể nói, thư pháp đã trở thành một môn nghệ thuật dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc mang tính chất giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống.
II. Sơ lược về thư pháp của các nước
Thư pháp không phải là nét văn hóa chỉ riêng Trung Quốc có mà thư pháp từ xa xưa đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới với dưới nhiều dạng thể hiện và tên gọi khác nhau
– Đối với Trung Quốc thư pháp là phương tiện để truyền tải tâm ý của người viết, song hành cùng tranh thủy mặc, thư pháp được xem là một môn nghệ thuật đỉnh cao và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

– Nhật Bản : Thư pháp ở Nhật Bản được xem như là một loại hình nghệ thuật siêu phàm, thanh thoát và thường do các thiền sư thể hiện, được gọi là thư đạo luôn gắn liền với nghệ thuật thiền đạo, trọng ý hơn trọng hình.

takeda Souun thuphapnhat

Tác giả Takeda Souun

– Các quốc gia hồi giáo: điển hình là thư pháp Ả Rập, một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập.
Luôn gắn liền với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trang trí và trình bày các trang kinh sách

hoigiao

– Các nước phương Tây : Thư pháp phương Tây có phong cách khác. Con chữ được viết  nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ,trình bày rõ ràng và nhằm nhấn mạnh những chủ đề cần thiết.Thư pháp phương Tây được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọthướccompaêke

phuongtay

 III. Quá trình hình thành thư pháp chữ Việt :
1. Nguồn gốc :

Thư pháp Chữ Việt bắt đầu từ thư pháp chữ Hán, trong thời kỳ Bắc thuộc người Hán đã truyền bá văn hóa và cả chữ viết vào nước ta, trong đó có cả nghệ thuật thư pháp, trải qua hàng nghìn năm thư pháp chữ Hán tại nước ta cũng phát triển rộng rãi. Đến khi chữ Quốc Ngữ ra đời dần thay thế cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được hình thành.
Nhà thơ Đông Hồ được xem là người đầu tiên sử dụng cọ mực Tàu viết chữ quốc ngữ, gọi là thư pháp chữ quốc ngữ và ông cũng là người phổ biến thư pháp chữ quốc ngữ.
Những tác phẩm thư pháp mà ông để lại, có thể chưa hòan chỉnh mỹ mãn về một khía cạnh nào đó và cũng như không thấy một lý luận, một nghiên cứu nào về thư pháp Việt của ông. Nhưng chúng ta ghi nhận được những công lao đóng góp, một sự đam mê và hoài bão lớn về lối chơi chữ nghệ thuật đặc biệt này. Có thể khi sinh thời cụ Đông Hồ viết thư pháp Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã và là một hình thức để ông truyền bá thơ văn và chữ Quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhưng những viên gạch đầu tiên ông đặt cho chúng ta, vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay. Vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều người trong giới thư pháp đã cảm kích và xem ông như một vị “Tổ”của bộ môn để tôn thờ.…
2.  Đặc điểm thư pháp chữ Việt :
– Thư pháp chữ Việt dễ dàng thể hiện theo nhiều cách khác nhau, tự do sáng tạo không ràng buộc trong khuôn khổ như chữ Hán, nhưng phải luôn giữ vững cấu trúc của chữ.
– Là chữ Latin không phải chữ tượng hình như chữ Hán nên khó biểu đạt được tâm ý và nội dung của câu chữ, chính vì vậy người viết thường cố tình tạo nên những tác phẩm mang hình ảnh cần biểu đạt mà dễ làm mất đi cấu trúc chính của chữ khiến người xem khó đọc được
3.  Ảnh hưởng của thư pháp chữ Việt đến đời sống văn hóa dân tộc :
Phong trào thư pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cả nước, nhiều câu lạc bộ thư pháp được ra đời tạo thêm sân chơi mới cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên rất đam mê môn nghệ thuật này.
Nhiều cuộc triển lãm về thư pháp cũng giúp ích cho việc sáng tạo và phát triển không ngừng của môn nghệ thuật truyền thống này, giúp thư pháp đi sâu vào đời sống thực tại.
Đi đến đâu trên đất nước Việt chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những tác phẩm thư pháp: biển hiệu, tiêu đề trên bao bì của một số loại sản phẩm, trên bìa các sách, trong đền chùa, trong các quán cà phê,…
4.  Các lối viết trong thư pháp chữ Việt :

loi-vit-thu-phap

– Chữ chân phương: là lối viết chữ phổ biến nhất, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, nét bút có sự uyển chuyển đậm nhạt khác nhau nhưng không làm mất đi cấu trúc chính của chữ. Chính vì đặc điểm dễ đọc, dễ viết như thế mà lối viết thư pháp chân phương phát triển mạnh và phổ biến nhất.
– Chữ cách điệu: cách thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ.Ở lối viết chữ này tuy rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình ảnh ẩn trong tác phẩm.
– Chữ Thảo: là cách viết thể hiện cái hồn chữ nhiều hơn là ý, viết phóng túng khiến người xem khó nhận biết, luôn chứa đựng nội lực của người viết.Cách viết theo lối thảo người thưởng lãm phải mất một lúc khá lâu để hiểu hoặc thậm chí là không thể đọc được chữ mà tác giả viết nên.
– Chữ mộc: là kiểu chữ viết ngược dùng để khắc trên bảng in gỗ, người xem phải soi vào gương để đọc được. Có trường phái về chữ Mộc riêng, tạo hình thể chữ quốc ngữ gần giống như chữ Hán về cách viết, và được viết theo từng bộ cụ thể, người xem ngỡ là chữ Hán và phải đọc ngược.

  • Chia sẻ:

BẢNG TRA NIÊN ĐẠI CÁC TRIỀU VUA VIÊT NAM

(Xếp theo thứ tự Tây lịch, chú ý triều Lê và Mạc có đan xen )

Niên hiệu

Chữ Hán

Tây lịch

Tên vua

Đại Đức (Thiên Đức)

大德

544-548

Lý Nam Đế

Thiên Đức (Đại Đức)

天德

544-548

Lý Nam Đế

Thái Bình

太平

970-980

Đinh Tiên Hoàng

Thiên Phúc

天福

980

Đinh Toàn (Đinh Phế Đế)

Thiên Phúc

天福

980-988

Lê Hoàn

Hưng Thống

興統

989-993

Lê Hoàn

Ứng Thiên

應天

994-1005

Lê Hoàn

Ứng Thiên

應天

1005-1007

Lê Ngọa Triều

Cảnh Thụy

景瑞

1008-1009

Lê Ngọa Triều

Thuận Thiên

順天

1010-1028

Lý Thái Tổ

Thiên Thành

天成

1028-1034

Lý Thái Tông

Thông Thụy

通瑞

1034-1039

Lý Thái Tông

Càn Phù Hữu Đạo

乾符有道

1039-1042

Lý Thái Tông

Minh Đạo

明道

1042-1044

Lý Thái Tông

Thiên Cảm Thánh Vũ

天感聖武

1044-1049

Lý Thái Tông

Sùng Hưng Đại Bảo

崇興大寶

1049-1054

Lý Thái Tông

Long Thụy Thái Bình

龍瑞太平

1054-1058

Lý Thánh Tông

Chương Thánh Gia Khánh

彰聖嘉慶

1059-1065

Lý Thánh Tông

Long Chương Thiên Tự

龍彰天嗣

1066-1068

Lý Thánh Tông

Thiên Huống Bảo Tượng

天貺寶象

1068-1069

Lý Thánh Tông

Thần Vũ

神武

1069-1072

Lý Thánh Tông

Thái Ninh

太寧

1072-1076

Lý Nhân Tông

Anh Vũ Chiêu Thắng

英武昭勝

1076-1084

Lý Nhân Tông

Quảng Hựu

廣祐

1085-1092

Lý Nhân Tông

Hội Phong

會豐

1092-1100

Lý Nhân Tông

Long Phù

龍符

1101-1109

Lý Nhân Tông

Hội Tường Đại Khánh

會祥大慶

1110-1119

Lý Nhân Tông

Thiên Phù Duệ Vũ

天符睿武

1120-1126

Lý Nhân Tông

Thiên Phù Khánh Thọ

天符慶壽

1127

Lý Nhân Tông

Thiên Thuận

天順

1128-1132

Lý Thần Tông

Thiên Chương Bảo Tự

天彰寶嗣

1133-1138

Lý Thần Tông

Thiệu Minh

紹明

1138-1140

Lý Anh Tông

Đại Định

大定

1140-1162

Lý Anh Tông

Chính Long Bảo Ứng

政龍寶應

1163-1174

Lý Anh Tông

Thiên Cảm Chí Bảo

天感至寶

1174-1175

Lý Anh Tông

Trinh Phù

貞符

1176-1186

Lý Cao Tông

Thiên Tư Gia Thụy

天資嘉瑞

1186-1202

Lý Cao Tông

Thiên Gia Bảo Hựu

天嘉寶祐

1202-1205

Lý Cao Tông

Trị Bình Long Ứng

治平龍應

1205-1210

Lý Cao Tông

Kiến Gia

建嘉

1211-1224

Lý Huệ Tông

Thiên Chương Hữu Đạo

天彰有道

1224-1225

Lý Chiêu Hoàng

Kiến Trung

建中

1225-1232

Trần Thái tông

Thiên Ứng Chính Bình

天應政平

1232-1251

Trần Thái Tông

Nguyên Phong

元豐

1251-1258

Trần Thái Tông

Thiệu Long

紹隆

1258-1272

Trần Thánh Tông

Bảo Phù

寶符

1273-1278

Trần Thánh Tông

Thiệu Bảo

紹寶

1279-1285

Trần Nhân Tông

Trùng Hưng

重興

1285-1293

Trần Nhân Tông

Hưng Long

興隆

1293-1314

Trần Anh Tông

Đại Khánh

大慶

1314-1323

Trần Minh Tông

Khai Thái

開泰

1324-1329

Trần Minh Tông

Khai Hựu

開祐

1329-1341

Trần Hiến Tông

Thiệu Phong

紹豐

1341-1357

Trần Dụ Tông

Đại Trị

大治

1358-1369

Trần Dụ Tông

Đại Định

大定

1369-1370

Dương Nhật Lễ

Thiệu Khánh

紹慶

1370-1372

Trần Nghệ Tông

Long Khánh

隆慶

1372-1377

Trần Duệ Tông

Xương Phù

昌符

1377-1388

Trần Phế Đế

Quang Thái

光泰

1388-1398

Trần Thuận Tông

Kiến Tân

建新

1398-1400

Trần Thiếu Đế

Thánh Nguyên

聖元

1400

Hồ Quý Ly

Thiệu Thành

紹成

1401-1402

Hồ Hán Thương

Khai Đại

開大

1403-1407

Hồ Hán Thương

Hưng Khánh

興慶

1407-1409

Giản Định Đế (Trần Ngỗi)

Trùng Quang

重光

1409-1413

Trần Quý Khoáng

Thuận Thiên

順天

1428-1433

Lê Thái Tổ

Thiệu Bình

紹平

1434-1439

Lê Thái Tông

Đại Bảo(Thái Bảo)

大寶

1440-1442

Lê Thái Tông

Thái Hòa (Đại Hòa)

太 (大) 和

1443-1453

Lê Nhân Tông

Diên Ninh

延寧

1454-1459

Lê Nhân Tông

Thiên Hưng

天興

1459-1460

Lê Nghi Dân

Quang Thuận

光順

1460-1469

Lê Thánh Tông

Hồng Đức

洪德

1470-1497

Lê Thánh Tông

Cảnh Thống

景統

1498-1504

Lê Hiến Tông

Thái Trinh

太貞

1504

Lê Túc Tông

Đoan Khánh

端慶

1505-1509

Lê Uy Mục

Hồng Thuận

洪順

1509-1516

Lê Tương Dực

Quang Thiệu

光紹

1516-1522

Lê Chiêu Tông

Thống Nguyên

統元

1522-1527

Lê Cung Hoàng

Minh Đức

明德

1527-1529

Mạc Thái Tổ

Đại Chính

大正

1530-1540

Mạc Thái tông

Nguyên Hòa

元和

1533-1548

Lê Trang Tông

Quảng Hòa

廣和

1541-1546

Mạc Hiến Tông

Vĩnh Định

永定

1547

Mạc Tuyên Tông

Cảnh Lịch

景曆

1548-1553

Mạc Tuyên Tông

Thuận Bình

順平

1548-1556

Lê Trung Tông

Quang Bảo

光寶

1554-1561

Mạc Tuyên Tông

Thiên Hựu

天祐

1556-1557

Lê Anh Tông

Chính Trị

正治

1558-1571

Lê Anh Tông

Thuần Phúc

淳福

1562-1565

Mạc Mậu Hợp

Sùng Khang

崇康

1566-1577

Mạc Mậu Hợp

Hồng Phúc

洪福

1572-1573

Lê Anh Tông

Gia Thái

嘉泰

1573-1577

Lê Thế Tông

Diên Thành

延成

1578-1585

Mạc Mậu Hợp

Quang Hưng

光興

1578-1599

Lê Thế Tông

Đoan Thái

端泰

1586-1587

Mạc Mậu Hợp

Hưng Trị

興治

1588-1590

Mạc Mậu Hợp

Hồng Ninh

洪寧

1591-1592

Mạc Mậu Hợp

Bảo Định

寶定

1592

Mạc Kính Chỉ

Vũ An

武安

1592-1593

Mạc Kính Toàn

Khang Hựu

康佑

1593

Mạc Kính Chỉ

Càn Thống

乾統

1593-1625

Mạc Kính Cung

Thận Đức

慎德

1600-1600

Lê Kính Tông

Hoằng Định

弘定

1600-1619

Lê Kính Tông

Vĩnh Tộ

永祚

1619-1629

Lê Thần Tông

Đức Long

德隆

1629-1635

Lê Thần Tông

Long Thái

隆泰

1618-1625

Mạc Kính Khoan

Dương Hòa

陽和

1635-1643

Lê Thần Tông

Thuận Đức

順德

1638-1677

Mạc Kính Vũ

Phúc Thái

福泰

1643-1649

Lê Chân Tông

Khánh Đức

慶德

1649-1653

Lê Thần Tông

Thịnh Đức

盛德

1653-1658

Lê Thần Tông

Vĩnh Thọ

永壽

1658-1662

Lê Thần Tông

Vạn Khánh

萬慶

1662

Lê Thần Tông

Cảnh Trị

景治

1663-1671

Lê Huyền Tông

Dương Đức

陽德

1672-1674

Lê Gia Tông

Đức Nguyên

德元

1674-1675

Lê Gia Tông

Vĩnh Trị

永治

1676-1680

Lê Hy Tông

Chính Hòa

正和

1680-1705

Lê Hy Tông

Vĩnh Thịnh

永盛

1705-1720

Lê Dụ Tông

Bảo Thái

保泰

1720-1729

Lê Dụ Tông

Vĩnh Khánh

永慶

1729-1732

Lê Đế Duy Phường

Long Đức

龍德

1732-1735

Lê Thuần Tông

Vĩnh Hựu

永佑

1735-1740

Lê Ý Tông

Cảnh Hưng

景興

1740-1786

Lê Hiển Tông

Thái Đức

泰德

1778-1793

Nguyễn Nhạc

Chiêu Thống

昭統

1787-1789

Lê Chiêu Thống (Mẫn Đế)

Quang Trung

光中

1788-1792

Nguyễn Huệ

Cảnh Thịnh

景盛

1793-1801

Nguyễn Quang Toản

Bảo Hưng

寶興

1801-1802

Nguyễn Quang Toản

Gia Long

嘉隆

1802-1819

Nguyễn Thế Tổ

Minh Mạng

明命

1820-1840

Nguyễn Thánh Tổ

Thiệu Trị

紹治

1841-1847

Nguyễn Hiến Tổ (Miên Tông)

Tự Đức

嗣德

1848-1883

Nguyễn Dực Tông

Dục Đức

育德

1883

Nguyễn Dục Đức

Hiệp Hòa

協和

1883

Nguyễn Hiệp Hòa

Kiến Phúc

建福

1883-1884

Nguyễn Giản Tông

Hàm Nghi

咸宜

1885-1888

Nguyễn Hàm Nghi

Đồng Khánh

同慶

1886-1888

Nguyễn Cảnh Tông

Thành Thái

成泰

1889-1907

Nguyễn Thành Thái

Duy Tân

維新

1907-1916

Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San)

Khải Định

啟定

1916-1925

Nguyễn Hoằng Tông (Bửu Đảo)

Bảo Đại

保大

1926-1945

Nguyễn Bảo Đại (Vĩnh Thụy)

 

BẢNG TRA NIÊN HIỆU CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM

(Xếp theo vần ABC)

Niên hiệu

Chữ Hán

Tây lịch

Tên vua

Anh Vũ Chiêu Thắng

英武昭勝

1076-1084

Lý Nhân Tông

Bảo Đại

保大

1926-1945

Nguyễn Bảo Đại (Vĩnh Thụy)

Bảo Định

寶定

1592

Mạc Kính Chỉ

Bảo Hưng

寶興

1801-1802

Nguyễn Quang Toản

Bảo Phù

寶符

1273-1278

Trần Thánh Tông

Bảo Thái

保泰

1720-1729

Lê Dụ Tông

Càn Phù Hữu Đạo

乾符有道

1039-1042

Lý Thái Tông

Càn Thống

乾統

1593-1625

Mạc Kính Cung

Cảnh Hưng

景興

1740-1786

Lê Hiển Tông

Cảnh Lịch

景曆

1548-1553

Mạc Tuyên Tông

Cảnh Thịnh

景盛

1793-1801

Nguyễn Quang Toản

Cảnh Thống

景統

1498-1504

Lê Hiến Tông

Cảnh Thụy

景瑞

1008-1009

Lê Ngọa Triều

Cảnh Trị

景治

1663-1671

Lê Huyền Tông

Chiêu Thống

昭統

1787-1789

Lê Chiêu Thống (Mẫn Đế)

Chính Hòa

正和

1680-1705

Lê Hy Tông

Chính Long Bảo Ứng

政龍寶應

1163-1174

Lý Anh Tông

Chính Trị

正治

1558-1571

Lê Anh Tông

Chương Thánh Gia Khánh

彰聖嘉慶

1059-1065

Lý Thánh Tông

Diên Ninh

延寧

1454-1459

Lê Nhân Tông

Diên Thành

延成

1578-1585

Mạc Mậu Hợp

Dục Đức

育德

1883

Nguyễn Dục Đức

Duy Tân

維新

1907-1916

Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San)

Dương Đức

陽德

1672-1674

Lê Gia Tông

Dương Hòa

陽和

1635-1643

Lê Thần Tông

Đại Bảo(Thái Bảo)

大寶

1440-1442

Lê Thái Tông

Đại Chính

大正

1530-1540

Mạc Thái tông

Đại Định

大定

1140-1162

Lý Anh Tông

Đại Định

大定

1369-1370

Dương Nhật Lễ

Đại Đức (Thiên Đức)

大德

544-548

Lý Nam Đế

Đại Khánh

大慶

1314-1323

Trần Minh Tông

Đại Trị

大治

1358-1369

Trần Dụ Tông

Đoan Khánh

端慶

1505-1509

Lê Uy Mục

Đoan Thái

端泰

1586-1587

Mạc Mậu Hợp

Đồng Khánh

同慶

1886-1888

Nguyễn Cảnh Tông

Đức Long

德隆

1629-1635

Lê Thần Tông

Đức Nguyên

德元

1674-1675

Lê Gia Tông

Gia Long

嘉隆

1802-1819

Nguyễn Thế Tổ

Gia Thái

嘉泰

1573-1577

Lê Thế Tông

Hàm Nghi

咸宜

1885-1888

Nguyễn Hàm Nghi

Hiệp Hòa

協和

1883

Nguyễn Hiệp Hòa

Hoằng Định

弘定

1600-1619

Lê Kính Tông

Hội Phong

會豐

1092-1100

Lý Nhân Tông

Hội Tường Đại Khánh

會祥大慶

1110-1119

Lý Nhân Tông

Hồng Đức

洪德

1470-1497

Lê Thánh Tông

Hồng Ninh

洪寧

1591-1592

Mạc Mậu Hợp

Hồng Phúc

洪福

1572-1573

Lê Anh Tông

Hồng Thuận

洪順

1509-1516

Lê Tương Dực

Hưng Khánh

興慶

1407-1409

Giản Định Đế

Hưng Long

興隆

1293-1314

Trần Anh Tông

Hưng Thống

興統

989-993

Lê Hoàn

Hưng Trị

興治

1588-1590

Mạc Mậu Hợp

Khai Đại

開大

1403-1407

Hồ Hán Thương

Khai Hựu

開祐

1329-1341

Trần Hiến Tông

Khai Thái

開泰

1324-1329

Trần Minh Tông

Khang Hựu

康佑

1593

Mạc Kính Chỉ

Khải Định

啟定

1916-1925

Nguyễn Hoằng Tông

Khánh Đức

慶德

1649-1653

Lê Thần Tông

Kiến Gia

建嘉

1211-1224

Lý Huệ Tông

Kiến Phúc

建福

1883-1884

Nguyễn Giản Tông

Kiến Tân

建新

1398-1400

Trần Thiếu Đế

Kiến Trung

建中

1225-1232

Trần Thái tông

Long Chương Thiên Tự

龍彰天嗣

1066-1068

Lý Thánh Tông

Long Đức

龍德

1732-1735

Lê Thuần Tông

Long Khánh

隆慶

1372-1377

Trần Duệ Tông

Long Phù

龍符

1101-1109

Lý Nhân Tông

Long Thái

隆泰

1618-1625

Mạc Kính Khoan

Long Thụy Thái Bình

龍瑞太平

1054-1058

Lý Thánh Tông

Minh Đạo

明道

1042-1044

Lý Thái Tông

Minh Đức

明德

1527-1529

Mạc Thái Tổ

Minh Mạng

明命

1820-1840

Nguyễn Thánh Tổ

Nguyên Hòa

元和

1533-1548

Lê Trang Tông

Nguyên Phong

元豐

1251-1258

Trần Thái Tông

Phúc Thái

福泰

1643-1649

Lê Chân Tông

Quang Bảo

光寶

1554-1561

Mạc Tuyên Tông

Quang Hưng

光興

1578-1599

Lê Thế Tông

Quảng Hòa

廣和

1541-1546

Mạc Hiến Tông

Quảng Hựu

廣祐

1085-1092

Lý Nhân Tông

Quang Thái

光泰

1388-1398

Trần Thuận Tông

Quang Thiệu

光紹

1516-1522

Lê Chiêu Tông

Quang Thuận

光順

1460-1469

Lê Thánh Tông

Quang Trung

光中

1788-1792

Nguyễn Huệ

Sùng Hưng Đại Bảo

崇興大寶

1049-1054

Lý Thái Tông

Sùng Khang

崇康

1566-1577

Mạc Mậu Hợp

Tự Đức

嗣德

1848-1883

Nguyễn Dực Tông

Thái Đức

泰德

1778-1793

Nguyễn Nhạc

Thái Bình

太平

970-980

Đinh Tiên Hoàng

Thái Hòa (đúng:Đại Hòa)

太 (大) 和

1443-1453

Lê Nhân Tông

Thái Ninh

太寧

1072-1076

Lý Nhân Tông

Thái Trinh

太貞

1504

Lê Túc Tông

Thánh Nguyên

聖元

1400

Hồ Quý Ly

Thành Thái

成泰

1889-1907

Nguyễn Thành Thái

Thận Đức

慎德

1600-1600

Lê Kính Tông

Thần Vũ

神武

1069-1072

Lý Thánh Tông

Trị Bình Long Ứng

治平龍應

1205-1210

Lý Cao Tông

Thiên Cảm Chí Bảo

天感至寶

1174-1175

Lý Anh Tông

Thiên Cảm Thánh Vũ

天感聖武

1044-1049

Lý Thái Tông

Thiên Chương Bảo Tự

天彰寶嗣

1133-1138

Lý Thần Tông

Thiên Chương Hữu Đạo

天彰有道

1224-1225

Lý Chiêu Hoàng

Thiên Đức (Đại Đức)

天德

544-548

Lý Nam Đế

Thiên Gia Bảo Hựu

天嘉寶祐

1202-1205

Lý Cao Tông

Thiên Huống Bảo Tượng

天貺寶象

1068-1069

Lý Thánh Tông

Thiên Hưng

天興

1459-1460

Lê Nghi Dân

Thiên Hựu

天祐

1557-1557

Lê Anh Tông

Thiên Phù Duệ Vũ

天符睿武

1120-1126

Lý Nhân Tông

Thiên Phù Khánh Thọ

天符慶壽

1127

Lý Nhân Tông

Thiên Phúc

天福

980-988

Lê Hoàn

Thiên Phúc

天福

980

Đinh Toàn

Thiên Tư Gia Thụy

天資嘉瑞

1186-1202

Lý Cao Tông

Thiên Thành

天成

1028-1034

Lý Thái Tông

Thiên Thuận

天順

1128-1132

Lý Thần Tông

Thiên Ứng Chính Bình

天應政平

1232-1251

Trần Thái Tông

Thịnh Đức

盛德

1653-1658

Lê Thần Tông

Thiệu Bảo

紹寶

1279-1285

Trần Nhân Tông

Thiệu Bình

紹平

1434-1439

Lê Thái Tông

Thiệu Khánh

紹慶

1370-1372

Trần Nghệ Tông

Thiệu Long

紹隆

1258-1272

Trần Thánh Tông

Thiệu Minh

紹明

1138-1140

Lý Anh Tông

Thiệu Phong

紹豐

1341-1357

Trần Dụ Tông

Thiệu Thành

紹成

1401-1402

Hồ Hán Thương

Thiệu Trị

紹治

1841-1847

Nguyễn Hiến Tổ (Miên Tông)

Thông Thụy

通瑞

1034-1039

Lý Thái Tông

Thống Nguyên

統元

1522-1527

Lê Cung Hoàng

Thuận Bình

順平

1548-1556

Lê Trung Tông

Thuận Đức

順德

1638-1677

Mạc Kính Vũ

Thuận Thiên

順天

1010-1028

Lý Thái Tổ

Thuận Thiên

順天

1428-1433

Lê Thái Tổ

Thuần Phúc

淳福

1562-1565

Mạc Mậu Hợp

Trinh Phù

貞符

1176-1186

Lý Cao Tông

Trùng Hưng

重興

1285-1293

Trần Nhân Tông

Trùng Quang

重光

1409-1413

Trần Quý Khoáng

Ứng Thiên

應天

994-1005

Lê Hoàn

Ứng Thiên

應天

1005-1007

Lê Ngọa Triều

Vạn Khánh

萬慶

1662

Lê Thần Tông

Vĩnh Định

永定

1547

Mạc Tuyên Tông

Vĩnh Hựu

永佑

1735-1740

Lê Ý Tông

Vĩnh Khánh

永慶

1729-1732

Lê Đế Duy Phường

Vĩnh Tộ

永祚

1619-1629

Lê Thần Tông

Vĩnh Thịnh

永盛

1705-1720

Lê Dụ Tông

Vĩnh Thọ

永壽

1658-1662

Lê Thần Tông

Vĩnh Trị

永治

1676-1680

Lê Hy Tông

Vũ An

武安

1592-1593

Mạc Kính Toàn

Xương Phù

昌符

1377-1388

Trần Phế Đế

 

Ghi chú thêm về giai đoạn chưa có niên hiệu khi mới khôi phục độc lập:

905-930: Họ Khúc (chưa xưng vương)

- 931-937: Dương Đình Nghệ

- 938-944: Ngô Quyền

- 945-950: Dương Tam Kha

- 951-965: Ngô Xương Văn (Nam Tấn Vương)

- 966-969: 12 Sứ quân

(Theo Phan Anh Dũng - VietHanNom 2005)

  • Chia sẻ:

http://www.nomfoundation.org/nom-project/Tale-of-Kieu?uiLang=vn

  • Chia sẻ:

http://www.nomfoundation.org/nom-project/Chinh-Phu-Ngam-Khuc?uiLang=vn

  • Chia sẻ:

http://www.nomfoundation.org/nom-project/History-of-Greater-Vietnam?uiLang=vn

  • Chia sẻ:

http://www.nomfoundation.org/nom-project/Luc-Van-Tien/Luc-Van-Tien-Introduction?uiLang=vn

  • Chia sẻ:

http://www.nomfoundation.org/nom-project/Ho-Xuan-Huong?uiLang=vn

  • Chia sẻ:

Đông phương Thanh long (青龍)Giác (角) • Cang (亢) • Đê (氐) • Phòng (房) • Tâm (心) •  (尾) •  (箕)

Bắc phương Huyền vũ (玄武)Đẩu (斗) • Ngưu (牛) • Nữ (女) •  (虛) • Nguy (危) • Thất (室) • Bích (壁)

Tây phương Bạch hổ (白虎)Khuê (奎) • Lâu (婁) • Vị (胃) • Mão (昴) • Tất (畢) • Chủy (觜) • Sâm (參)

Nam phương Chu tước (朱雀)Tỉnh (井) • Quỷ (鬼) • Liễu (柳) • Tinh (星) • Trương (張) • Dực (翼) • Chẩn (軫)

  • Chia sẻ: