Thiết kế không gian thư viện phục vụ đại học số - đại học thông minh

       

Thiết kế không gian thư viện phục vụ đại học số - đại học thông minh

ThS. Hoàng Văn Dưỡng (Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN)

 

        Ngày nay, bạn đọc đến thư viện không đơn thuần chỉ để đọc sách, tìm kiếm thông tin mà thư viện còn là địa điểm lý tưởng để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ ý tưởng và hợp tác văn hóa, khoa học - công nghệ của đồng nghiệp và chuyên gia các lĩnh vực khoa học trong nước và quốc tế. Vì vậy, thư viện không chỉ thực hiện chức năng thông tin, giáo dục, văn hóa, phát triển cá nhân, tạo thói quen, văn hóa đọc mà chức năng của thư viện còn mở rộng sang hoạt động của trung tâm tri thức. Trong đó, có thể kể đến chức năng trưng bày, giao lưu, biểu diễn, hội thảo, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hoạt động nhóm/đội, công bố các sản phẩm, ý tưởng sáng tạo…

        Thư viện còn là nơi lý tưởng để trưng bày/công bố nhưng tác phẩm nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc của địa phương, viện nghiên cứu, đại học. Đây được xem là đại diện cho sự phát triển văn hóa, trí tuệ của quốc gia/vùng/tổ chức/đơn vị; là điểm đến không thể bỏ qua của khách đển du lịch, tham quan, làm việc, thông qua đó có cái nhìn bao quát, đầy đủ về địa phương/đơn vị đó. Vì vậy, thiết kế không gian thư viện phải hướng đến các không gian tiện ích, hiện đại, linh hoạt, đa dụng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, cộng đồng.

        Bài viết khái quát về thiết kế không gian bên ngoài và bên trong tòa nhà thư viện; đồng thời đề xuất thiết kế không gian theo 3 phân khu chính: i) Khu vực phục vụ bạn đọc - khu các phòng đa phương tiện phục vụ nghiên cứu – đào tạo – triển khai của ĐHQGHN; ii) Khu kho tài liệu; iii) Khu phụ trợ/tổ hợp dịch vụ của tòa nhà thư viện trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.