BÀI VIẾT CHÀO MỪNG: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ VI, ĐẢNG BỘ ĐHQGHN (2020-2025)
DIGITAL KNOWLEDGE HUB VNU-LIC 4.0 FOR SMART VNU 4.0:
CHUYỂN ĐỔI TỪ THƯ VIỆN SỐ THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ: NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC SỐ - ĐẠI HỌC THÔNG MINH, ĐHQGHN (2020-2025)
TS. Nguyễn Hoàng Sơn
Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN
Tóm tắt: Bài viết đề xuất mô hình phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025), tóm lược quá trình phát triển và thành công thư viện số VNU-LIC (2015-2019) và tương lai thư viện số VNU-LIC (2020-2025) trên cơ sở Chuyển đổi cơ sở vật chất lên Hòa Lạc (Tòa nhà Trung tâm Tri thức số VNU-LIC) và Chuyển đổi Thư viện số thành Trung tâm Tri thức số VNU-LIC 4.0 (Digital Knowledge Hub). Tác giả đã báo cáo, phân tích và tổng hợp những số liệu và dẫn chứng, định hướng khoa học, thực tiễn, khả thi để ĐHQGHN có những quyết sách đầu tư, phát triển Đại học số - Đại học thông minh giai đoạn 2020-2025.
1. Phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025)
Năm 2019, căn cứ vào Nghị quyết Số 52-NQ/TW, 27/9/2019 của Bộ Chính trị [1] ban hành về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Nghị quyết số 17/NQ-CP, 7/3/2019 [2], ban hành về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025, Đại học Quốc gia Hà nội (ĐHQGHN) đã ban hành Kế hoạch hành động về một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển Đại học số, lấy nền tảng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu, kho ứng dụng số trong việc tổ chức, vận hành đại học số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật để phát triển Đại học thông minh ĐHQGHN 4.0 (VNU 4.0).
Để xây dựng và phát triển VNU 4.0 (Hệ sinh thái số thống nhất trong đa dạng One VNU) thì phải đòi hỏi tất cả các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN cùng đồng bộ thực hiện cũng giống như các “Tế bào: Các đơn vị” trong một “Cơ thể: ĐHQGHN” phải “Chuyển đổi số” nhanh và mạnh mẽ trên nền tảng công nghệ 4.0. Hệ thống dữ liệu số - thông tin số - tri thức số ĐHQGHN sẽ được vận hành trên nền tảng công nghệ thống nhất và đồng bộ giúp ĐHQGHN có thể chỉ đạo, quản lý, giám sát, vận hành nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, theo thời gian thực mọi hoạt động nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy, học tập …của các đơn vị và cũng giúp chính các đơn vị này chỉ đạo, quản lý, giám sát mọi hoạt động của cấp dưới mình đồng bộ với chỉ đạo của ĐHQGHN. Các mối quan
hệ, liên kết, kết nối trong ĐHQGHN sẽ là không gian số đa chiều, đa dạng nhưng được thống nhất và phát triển trong hệ sinh thái số VNU 4.0, thúc đẩy nghiên cứu số, đào tạo số hiệu quả nhất, chất lượng cao nhất, sáng tạo nhất, tốc độ nhanh nhất và mọi lúc, mọi nơi.
Hình 1: Vai trò của VNU-LIC 4.0 để phát triển VNU 4.0 (2020-2025)
ĐHQGHN có vai trò chỉ đạo, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN trên nền tảng số 4.0 (Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Kết nối vạn vật, Điện toán đám mây, Ứng dụng di động…). Trong đó, Thư viện số của Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN (VNU-LIC) có vai trò xây dựng và phát triển học liệu số phục vụ cho toàn bộ ĐHQGHN. Trong giai đoạn (2020-2025), trên nền tảng Thư viện số VNU-LIC 4.0 sẽ định hướng phát triển 3 mô hình Trung tâm tri thức số, Trung tâm học tập số, Trung tâm nghiên cứu số để làm nền tảng phát triển VNU 4.0 và 3 mô hình này sẽ tác động lớn đến quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tiếp nhận tri thức…của toàn bộ ĐHQGHN trong tương lai.
2. Sự chuyển đổi và đi lên không ngừng.
Có thể nói, chỉ trong một thời gian ngắn VNU-LIC đã có những bước phát triển vượt bậc, một mặt đáp ứng tốt nhu cầu của ĐHQGHN, mặt khác vẫn phải tương thích với đà đi lên của thế giới. Đà phát triển này của VNU-LIC thể hiện trong mấy con số đơn giản sau:
2014: Thư viện số 1.0 (Digital Library 1.0): Số hoá và quản trị tài nguyên nội sinh ĐHQGHN
2018: Thư viện số nghiên cứu 2.0 (Digital Research Library 2.0): Tích hợp tri thức số nội sinh ĐHQGHN với hệ tri thức học thuật toàn cầu qua hệ thống tìm kiếm thông minh URD2
2019: Thư viện Thông minh 4.0 (Smart Library 4.0): Phát triển công nghệ di động, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, truy cập và sử dụng tài nguyên số thư viện số Bookworm qua smartphone…
2020-2025: Trung Tâm Tri Thức Số VNU-LIC 4.0 ( Digital Knowledge Hub): Người dùng có khả năng truy cập, tìm kiếm, sử dụng và đọc toàn bộ tri thức số của nhân loại, tạo nên hệ sinh thái nghiên cứu – đào tạo ĐHQGHN đồng bộ hoá với hệ sinh thái nghiên cứu của nhân loại. Thư Viện Đa điểm (Multi – Location Library để phát triển mạng lưới thư viện chi nhánh tới toàn bộ các Trường – Khoa ĐHQGHN, phát triển văn hoá
đọc toàn diện mọi lúc – mọi nơi
Trung tâm học tập số - nghiên cứu số: Tích hợp và đồng bộ hóa dữ liệu số, học liệu số và hệ sinh thái học tập, giảng dạy nghiên cứu của ĐHQGHN. Tạo hệ sinh thái số lý tưởng cho Tự học suốt đời, Tự nghiên cứu suốt đời, thúc đẩy xã hội tự học tập, tự nghiên cứu, tự sáng tạo…
Hình 2: Kiến trúc tòa nhà Trung tâm Tri thức số VNU-LIC tại Hòa Lạc
3. Con đường vào tương lai (2020-2025)
Tòa nhà Trung tâm Tri thức số VNU-LIC tại Hòa Lạc (Hình 2) một công trình đặc sắc và độc đáo, là Trái tim và là Bộ não trung tâm của ĐHQGHN, kết nối hệ tri thức ĐHQGHN với toàn bộ hệ tri thức học thuật của nhân loại để gia tăng sức sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu đỉnh cao và đào tạo chất lượng quốc tế…Toà nhà có vị trí trung tâm với không gian xanh và thân thiện; kiến trúc độc đáo và thông minh; chất liệu bền vững với thời gian nhưng đường nét vẫn bay bổng đem lại cảm xúc thẩm mỹ; thu hút bạn đọc đến khai thác; thúc đẩy văn hoá đọc và nghiên cứu với những say mê khám phá tri thức mới; không gian vật lý và không gian số hoạt động 24/24 với các công nghệ thông minh để bạn đọc truy cập – tìm kiếm – đọc và áp dụng kiến thức vào thực tế… là không gian học tập, giảng dạy, nghiên cứu, sáng tạo tri thức lý tưởng cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu ĐHQGHN tại Hoà Lạc.
Tòa nhà bao gồm cả kiến trúc vật lý (không gian vật lý) và kiến trúc số (không gian số) ứng dụng các công nghệ: Nền tảng Web 4.0, Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Tự động hóa, Robotics…gồm cả 2 không gian như sau (Hình 3):
Không gian vật lý: tự động hóa tất cả các chu trình trong thư viện; ứng dụng thủ thư Robot giao tiếp, hướng dẫn và hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm tài liệu và sử dụng thư viện; giá sách thông minh cho mượn trả tự động; phòng đọc thông minh ứng dụng các thiết bị nghe nhìn công nghệ số điều khiển bằng giọng nói, cảm ứng ánh sáng và điều hòa theo nhu cầu bạn đọc; các thiết bị an ninh thư viện sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, mống mắt); hệ thống OPAC mượn liên thư viện tại chỗ hoặc chuyển tài liệu đến địa chỉ bạn đọc; hệ thống số hóa, in ấn và lưu trữ đám mây (tích hợp với thiết bị di động thông minh của bạn đọc)…
Không gian số : ứng dụng thủ thư số (trợ lý ảo) hướng dẫn và hỗ trợ tìm kiếm các tài nguyên số; tìm kiếm thông minh; tìm kiếm bằng giọng nói;
khám phá dữ liệu lớn; lưu trữ bảo mật dữ liệu người dùng (Blockchain)…
Hình 3: Không gian vật lý và số trong Trung tâm Tri thức số VNU-LIC 4.0
4. Chuyển đổi Thư viện số thành Trung tâm Tri thức số VNU-LIC 4.0 (Digital Knowledge Hub)
Trên nền tảng công nghệ thư viện số thông minh, Trung tâm Tri thức số VNU-LIC 4.0 (Digital Knowledge Hub) (Hình 4) chính là hệ sinh thái lý tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp và sáng tạo tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không gian vật lý và không gian số giúp trí tuệ và trí thông minh của mỗi cá nhân được tương tác liên tục theo thời gian thực với trí tuệ của cộng đồng khoa học trong nước và trên thế giới ở bất cứ thời gian nào và địa điểm nào. Trung tâm Tri thức này đóng vai trò nền tảng, là bộ não và trái tim để thúc đẩy nghiên cứu, học tập, sáng tạo của Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025). Chúng có biểu hiện như : là nơi Hỗ trợ học tập / nghiên cứu / đổi mới / khởi nghiệp (Learn - Study / Research / Innovate / StartUp); Phát sinh ý tưởng mới (Ideas); Giao lưu, hợp tác, kết nối, chia sẻ học thuật (Collaborate – Connect - Sharing); Là nơi truyền cảm hứng nghiên cứu, sáng tạo (Inspire, Create); có các dịch vụ thông tin hiện đại như lưu trữ - tìm kiếm – phân tích – tổng hợp dữ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu; Định hướng thông tin – tri thức – nghiên cứu ; Tổ chức Workshop; Hỗ trợ xuất bản; Hướng dẫn cách viết báo cáo – công trình khoa học; là nơi đưa con người tiếp cận thế giới thông tin – tri thức mở hiện nay; có trách nhiệm quốc gia, thể hiện trình độ khoa học và công nghệ trụ cột của quốc gia…
Hình 4: Ứng dụng VNU-LIC Knowledge Hub 4.0
Ngoài ra, với nhiệm vụ Quản trị Tri thức số cho ĐHQGHN, VNU-LIC sẽ hỗ trợ các nhiệm vụ sau:
Quản trị quá trình tìm kiếm - khám phá – tiếp nhận - bổ sung – xử lý - tổ chức - phân tích – tổng hợp – giao tiếp – truyền thông - sử dụng tri thức cho mục đích giải quyết hiệu quả học tập, giảng dạy, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu ĐHQGHN…
Quản trị sử dụng và tích hợp nền tảng tri thức đã có với tri thức mới được tiếp nhận để tối ưu hóa nghiên cứu, đào tạo, học tập, quản trị ĐHQGHN…
Quản trị trí thông minh và sáng tạo để áp dụng vào nghiên cứu, đào tạo,
học tập, đạt kết quả cao nhất, tiết kiệm tối đa năng lượng – thời gian – tài chính của ĐHQGHN…
Dựa trên nền tảng thư viện số thông minh và hiện đại, Trung tâm Tri thức số VNU-LIC 4.0 sẽ làm nền tảng để phát triển Trung tâm Học tập số, Trung tâm Nghiên cứu số thúc đẩy hệ sinh thái số tự học tập, tự nghiên cứu – sáng tạo của ĐHQGHN (2020-2025) như sau (Hình 5):
Hình 5: Mô hình các nền tảng phát triển Trung tâm Tri thức số - Học tập số - Nghiên cứu số VNU-LIC 4.0 (2020-2025)
Để đáp ứng nhu cầu học liệu số cho hơn 40.000 học sinh, sinh viên, học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu… ĐHQGHN với nhu cầu thông tin đa dạng, từ cơ bản đến cao cấp, từ phổ thông đến chuyên sâu, đặc biệt là các tài nguyên thông tin học thuật tinh hoa mà chỉ có rất ít các nhà nghiên cứu cao cấp có thể đọc và hiểu được…thì VNU-LIC 4.0 phải chuyển nhanh sang mô hình Trung tâm tri thức số (Digital Knowledge Hub) để lưu trữ, tổ chức và kết nối không giới hạn đến “Vũ trụ dữ liệu lớn” tri thức của nhân loại. Chất lượng và số lượng tri thức đầu ra của ĐHQGHN (chất xám, kiến thức, kỹ năng, công bố khoa học, sáng chế, phát minh…) phụ thuộc rất lớn từ nguồn tri thức đầu vào có trong học liệu số, giáo trình, sách tham khảo…của VNU-LIC 4.0. Đặc biệt các CSDL học thuật chất lượng cao như: ScienceDirect, Springer Nature, Jstor, Ebsco, OECD, Emerald, Sage, IOP, ACS…là nguồn tri thức đầu vào rất cần thiết cho ĐHQGHN.
Do vậy, giai đoạn 2020-2025, Trung tâm tri thức số VNU-LIC 4.0 có nhiệm vụ (Hình 6):
Thu thập, số hóa toàn bộ học liệu, giáo trình, sách tham khảo trong kho tài liệu truyền thống của VNU-LIC và các đơn vị đào tạo, các trường, khoa…trong và ngoài ĐHQGHN, của Việt Nam và Thế giới để đưa vào lưu trữ, tổ chức, phục vụ học liệu số trên nền tảng ứng dụng VNU LIC Bookworm sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng…thúc đẩy học tập số, nghiên cứu số mọi lúc, mọi nơi với mục tiêu đồng bộ hóa kho học liệu số của ĐHQGHN với Việt Nam và toàn cầu, phát triển nhanh và mạnh các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, học tập số chất lượng cao chuẩn quốc tế ngay tại ĐHQGHN.
Thu thập, số hóa toàn bộ tài nguyên nội sinh luận văn, luận án đăng tải và công bố toàn thế giới trên nền tảng Dspace http://repository.vnu.edu.vn/. Tạo lập hồ sơ tác giả ĐHQGHN và công bố (thư mục và toàn văn), kết
nối liên thông với Google Scholar để quảng bá tài nguyên nội sinh ĐHQGHN trên phạm vi toàn cầu, tăng chỉ số trích dẫn, tăng chỉ số ảnh hưởng, tăng xếp hạng đại học thế giới của ĐHQGHN, tăng xếp hạng kho tài nguyên nội sinh Webometrics…
Tăng cường bổ sung đầy đủ tạp chí và sách điện tử ngoại văn ScienceDirect, Springer Nature, Jstor, Ebsco, OECD, Emerald, Sage, IOP, ACS…để gia tăng tri thức đầu vào cho nghiên cứu, gia tăng công bố khoa học trên ISI/Scopus, sáng chế, phát minh, sáng tạo…của ĐHQGHN
Tăng cường phát hiện, thu thập, lưu trữ và phục vụ hệ thống dữ liệu lớn học thuật toàn cầu CSDL Open Access, truy cập mở miễn phí của các trường đại học thế giới để tối ưu hóa nguồn dữ liệu học thuật, tăng cường lượng tri thức đầu vào cho ĐHQGHN
Phát triển mô hình thư viện đa điểm, kho tài liệu truyền thống của các đơn vị đào tạo sẽ được kết nối và quản trị trên cùng một nền tảng phần mềm đa điểm của VNU-LIC 4.0, giúp tìm kiếm liên thông tài liệu trong toàn bộ ĐHQGHN, thúc đẩy sử dụng chung kho tài nguyên truyền thống giữa các đơn vị trong ĐHQGHN và tối ưu hóa nguồn học liệu hiện có giữa các đơn vị đào tạo.
Hình 6: Mô hình phát triển kho dữ liệu lớn học liệu số VNU LIC Bookworm 4.0 (2020-2025)
Với các thế mạnh trên tạo nên nền tảng dùng chung của thư viện VNU-LIC 4.0:
Công nghệ và dữ liệu dùng chung; Học liệu số dùng chung; Hệ sinh thái bền vững - thống nhất hơn 40.000 sử dụng ĐHQGHN; Một đầu mối chuyên gia quản trị VNU-LIC; Tối ưu hóa hệ thống để tiết kiệm nguồn lực; Quản trị hệ thống liên thông - đồng bộ - thông minh ...và là cơ sở vững chắc và tinh gọn để Đại học số - Đại học thông minh VNU 4.0 phát triển mạnh trong giai đoạn (2020 – 2025). Bài viết đã báo cáo, phân tích và tổng hợp những số liệu và dẫn chứng, định hướng khoa học, thực tiễn, khả thi để ĐHQGHN có những quyết sách đầu tư, phát triển Đại học số - Đại học thông minh giai đoạn 2020-2025.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Số 52-NQ/TW, 27/9/2019 của Bộ Chính trị ban hành về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
2. Nghị quyết số 17/NQ-CP, 7/3/2019, ban hành về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020