Xu hướng nghiên cứu và hợp tác trong công bố quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2014-2019: Nhìn từ số liệu Scopus và WoS

 

Xu hướng nghiên cứu và hợp tác trong công bố quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2014-2019: Nhìn từ số liệu Scopus và WoS

- ThS. Lê Bá Lâm 

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN.

 

        Năm 2019, ĐHQGHN đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh, nhiệm vụ là đơn vị đầu tàu của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Với nhiều sự kiện và thành tựu tiêu biểu đạt được trong năm 2019 về các lĩnh vực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xếp hạng đại học (Bảng THE: TOP 801-1000; Bảng QS: TOP 1000; WEBOMETRICS: số 1 Việt Nam và 1013 thế giới; Ba nhóm ngành Khoa học tự nhiên xếp trong khoảng TOP 450-600 QS,…), có nhiều nhà khoa học được PLOS xếp trong nhóm 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, hai giảng viên ĐHQGHN được Viện Hàn lâm của Cộng hòa Pháp vinh danh tặng huân chương về Văn học nghệ thuật và Cành cọ Hàn lâm,… và trong đó có một kết quả đặc biệt quan trọng đóng góp vào các thành tựu to lớn trên chính là các công bố quốc tế thuộc danh mục Scopus và Web of Science của cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu thuộc ĐHQGHN.

        Bài viết thống kê số lượng, loại hình, số trích dẫn, tác giả, chủ đề, liên kết hợp tác,… các công bố quốc tế của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2019 từ cơ sở dữ liệu Scopus và Web of Science. Qua các số liệu đó phân tích, đánh giá năng suất công bố, xu hướng nghiên cứu, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao số lượng, chất lượng, loại hình và tránh thất thoát khi kiểm đếm công trình, ảnh hưởng đến các chỉ số xếp hạng đại học.